Mô tả
Vật liệu kính quá gần gũi với con người, đi đâu cũng có thể bắt gặp kính. Kính có thể gặp ở gia đình như cửa sổ, gương, trong phòng tắm… đến khi ra đường nhìn đâu đâu cũng thấy kính, từ cửa kính các cửa hàng, kính ở tòa nhà… Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các loại kính mà mình thường gặp chỉ biết đấy là kính mà không biết đấy là kính gì? Trong bài viết này, AHA xin giới thiệu một số loại kính như sau:
- Kính cường lực, kính temper: Là kính được tôi ở nhiệt độ rất cao và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt, khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500PSI, do vậy kính cường lực chịu được rung trấn, sức gió lớn và va đập mạnh.
- Kính hộp: Có kết cấu dạng hộp với khoảng trống ở giữa được nạp khí Argon (khí trơ) cho phép hộp kính có thể làm giảm tối đa tiếng ồn từ môi trường xung quanh, đồng thời làm tăng khả năng cách nhiệt. Do vậy, giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong việc sử dụng điện năng cho hệ thống điều hoà không khí, đèn chiếu sáng. Và công nghệ hộp kính ra đời đã đáp ứng được yêu cầu vềtiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là trong các tòa nhà cao tầng.
- Kính dán an toàn: Là loại kính có cấu trúc đặc biệt với hai lớp kính đơn được rửa bằng nước sạch khử ion rồi ép vào nhau bởi màng phim PVB (Polyvinyl butyral – một loại chất dẻo chuyên dụng) và được chưng ở nhiệt độ cao, để tạo sự liên kết và độ trong suốt của tấm kính. Kính cường lực an toàn có khả năng chịu được lực va đạp rất lớn, thậm chí ngay cả khi nó bị đập rạn vỡ thì kính vẫn đứng vững trong cửa, góp phần ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập từ bên ngoài.
- Kính phản quang: Là loại kính được phủ lên trên bề mặt của tấm kính một loại hóa chất đặc biệt có tính năng phản xạ ánh sáng, tia tử ngoại làm hại con người, cách nhiệt lý tưởng, nhưng vẫn đảm bảo độ sáng tối đa và độ thấu quang cho căn phòng. Có tác dụng phản xạ ánh sáng, ngăn tia tử ngoại, cách nhiệt tốt nhưng vẫn giữ được độ trong suốt và cho phép ánh sáng xuyên qua nhờ một lớp hóa chất đặc biệt được phủ đều lên bề mặt kính. Phân biệt với các loại kính khác tương đối đơn giản, bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhận ra một mặt kính có lớp phản quang, mặt kia thì không.
- Kính sơn màu chịu nhiệt: Còn gọi là kính sơn được phun lớp sơn vào mặt sau kính để tạo nên màu sắc khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
- Kính uốn cong: Được tạo nên từ kính thường. Trong quá trình tôi cường lực, kính sẽ được uốn cong theo đường cong đã định như bản vẽ. Việc uốn cong kính chỉ là việc chúng ta thay đổi diện mạo của sản phẩm chứ không làm mất đi bất cứ đặc tính của kính cường lực, vẫn đảm bảo được tính chịu lực, chịu nhiệt, bền chắc, sáng bóng, phản quang tốt và an toàn cho người sử dụng
Nhận xét
There are no reviews yet, would you like to submit yours?