Xây nhà với cửa nhôm kính – Xu hướng thiết kế nhà đẹp 2020
Cửa nhôm kính thường được sử dụng tại các công trình xây dựng bao gồm cả dự án và nhà riêng. Nhưng đó là những sản phẩm được sản xuất từ vật liệu thông thường. Chúng có nhược điểm là kết cấu yếu, không kín khít, thường bị rò rỉ nước mưa. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, cửa nhanh chóng bị xuống cấp, khiến cho công năng của sản phẩm không đảm bảo, làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà.
Trước thực trang đó, các nhà sản xuất nhôm trong nước tiến hành sản xuất ra những dòng sản phẩm nhằm ứng dụng rộng rãi cho tất cả các công trình nhưng bền bỉ, phù hợp với khí hậu Việt Nam với mức giá hợp lý.
Cửa nhôm kính là loại vật liệu có thể sử dụng cho cả các công trình lớn lẫn công trình nhà ở riêng lẻ. Điển hình như dòng sản phẩm nhôm kính cao cấp của Việt Đức. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao và nắng nóng gay gắt nên việc sử dụng cửa nhôm kính được coi là giải pháp tối ưu nhất. Kết cấu của loại cửa này gồm hệ thống rãnh thoát nước mưa kèm theo joint cao su (ron cao su dùng để làm kín, chống ồn, chống thấm) khít kín với khuôn cửa có tác dụng làm cho nước mưa không đọng lại.
Ngoài ta, thị trường nhôm kính còn có rất nhiều loại từ bình dân cho tới cao cấp như:
Cửa nhôm chế: Loại này thường xuất hiện ở khu vực từ miền Trung trở ra miền Bắc. Sở dĩ có tên gọi cửa nhôm chế là do chất liệu chủ yếu cấu thành nên sản phẩm thường sử dụng những thanh nhôm có hình dạng hộp chữ nhật hay hình vuông kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm này có giá bán thấp, thường được sử dụng cho những nơi không quan trọng.
Cửa nhôm hệ 50: Là hệ nhôm phổ thông, được ứng dụng để làm cửa đi, sổ lùa (trượt). Cấu tạo thanh nhôm thanh, mảnh và mỏng. Giá bán loại này thường thấp và cũng được sử dụng cho những nơi không quan trọng.
Cửa nhôm hệ A38: Loại này thường được ứng dụng để làm cửa sổ mở, cửa sổ hất, phần cánh và khung bao có hèm và có ron. Tuy nhiên, khung và thanh cánh khá mong manh, nên cũng chỉ có thể sử dụng ở những nơi không quan trọng hay thấp tầng.
Cửa nhôm hệ 700: Cửa hệ này thường được ứng dụng để làm vách ngăn, cửa đi, cửa sổ. Loại này có đầy đủ các thanh nhôm định hình để làm cửa, nhưng có giá bán thấp nhất hiện nay.
Cửa nhôm hệ 1.000: Tương tự như hệ nhôm 700, nhưng cửa hệ 1.000 có thanh nhôm lớn hơn và có nhiều loại khung bao chắc chắn hơn. Cửa hệ 1.000 được sản xuất tại Việt Nam, tùy theo đơn vị sản xuất mà độ dày sản phẩm khác nhau.
Cửa nhôm Việt Pháp: Khác với những hệ trên, cửa nhôm Việt Pháp là hệ nhôm có mức giá vừa phải nhưng có hệ ron cao su được chế tạo kép nên có khả năng cách âm tốt hơn. Những thanh nhôm hệ Việt Pháp có độ dày trung bình 1,2 – 1,4 ly, khá thanh mảnh.
Cửa nhôm hệ AG: Là hệ nhôm có cấu tạo gần giống với nhôm Xingfa, đây là dòng cửa nhôm giá rẻ nhưng có hệ ron cao su kép, ngoài ra còn có tính thẩm mỹ cao. Thông thường độ dày trung bình dòng sản phẩm này là 1,4 ly.
Cửa nhôm Xingfa: Loại sản phẩm này đang là hệ nhôm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam do tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm khá cao. Hiện trong nước có rất nhiều công ty sản xuất hệ nhôm này, trong đó sản phẩm có chất lượng tốt nhất là nhôm nhập khẩu Xingfa từ Quảng Đông, Trung Quốc. Theo ý kiến của một số kiến trúc sư, cửa nhôm Việt pháp, hay cửa nhôm Xingfa có độ bền cao, khả năng chịu lực va đập tốt, khó cậy phá nên có thể đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
Cửa nhôm PMI: Là sản phẩm của Malaysia, có cấu tạo tương tự như hệ nhôm Xingfa nhưng có bề mặt trơn. Dòng sản phẩm này cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, giá bán nhỉnh hơn so với Xingfa, độ dày thanh nhôm cũng dày hơn so với Xingfa ở một số loại.
Cửa nhôm hệ cầu cách nhiệt: Là loại cửa nhôm cao cấp có cầu cách nhiệt. Sản phẩm này có rất nhiều công ty sản xuất như Xingfa (Trung Quốc), Schuco (Đức), Reynaers (Bỉ), Technal (Pháp)… Sản phẩm này có giá khá cao, thường sử dụng cho những căn hộ hay biệt thự cao cấp.
Ưu – nhược cửa nhôm kính
Ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này là được sản xuất từ vật liệu nhôm có kết cấu vững chắc, kín khít và mang tính thẩm mỹ cao. Không những bản thân có những ưu điểm vượt trội mà còn khắc phục được hạn chế của cửa nhôm truyền thống.
Theo tham khảo từ một số công ty cung cấp hệ thống nhôm kính, công nghệ sản xuất cửa được chế tạo từ chất liệu khung nhôm được định hình sẵn kết hợp với sử dụng kính cường lực cùng một số bộ phụ kiện đi kèm làm tăng tính chắc chắn, đảm bảo khả năng chống nước, chống thấm và cách âm khá tốt. Điều này rất thích hợp để bố trí sử dụng trong những căn phòng đòi hỏi sự riêng tư cao như phòng ngủ, phòng làm việc.
Đặc biệt, trên bề mặt cửa còn được thiết kế với nhiều rãnh, gân, nếp với công dụng tăng độ cứng, độ chống lực, độ khít khi đóng, mở cửa.
Hệ thống màu sắc trên cửa nhôm kính cũng khá phong phú, đa dạng cho khách hàng lựa chọn như trắng sứ, vân gỗ, trắng mờ, vàng kim, nâu mờ. Chủng loại kính cũng rất đa dạng như kính lụa, kính kim cương, kính an toàn, kính cường lực…
Dòng cửa nhôm kính có cửa kính trong suốt mở ra tầm nhìn rộng, giúp phòng ngủ có thể đón ánh sáng và tạo cảm giác không gian thoáng đãng. Nếu bạn sở hữu một phòng ngủ liền với ban công và muốn mở rộng không gian thì cửa nhôm kính là sự lựa chọn tối ưu nhằm thay thế cho các cánh cửa gỗ nặng nề, che cản tầm nhìn.
Đặc thù của cửa nhôm kính là được làm từ nhôm kết hợp với hộp kính, đồng thời được thiết kế với những khoang rỗng bên trong các thanh cửa nhôm kính, nên cửa nhôm và hệ vách nhôm kính lớn có độ kín khít và cách âm, cách nhiệt cao. Thậm chí, nó có thể bền vững trước những ngọn lửa có nhiệt độ lên tới hơn 10.000 độ C mà không bị cong vênh hay co ngót, giúp ngăn chặn cách ly đám cháy không lan rộng ra các khu vực khác. Đặc biệt, tính năng này còn có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng ngấm nước mưa qua khe cửa.
Một yếu tố khác là nhôm dành cho công trình nhà riêng có kiểu dáng thanh mảnh hơn, có thể uốn nhiều hình dạng như hình vòm, hình mái nhà để phù hợp với nhiều kiến trúc khác nhau từ cổ điển đến hiện đại.
Theo một số ý kiến của người tiêu dùng, cửa nhôm kính được đánh giá là thích hợp với mọi điều kiện thời tiết do tính chống nhiệt, chống nước, không bị ảnh hưởng bởi nắng gió như cửa nhựa. Ngoài ra, chất liệu loại cửa nhôm này còn được trộn thêm với một số chất phụ gia khác tạo nên sự chắc chắn cho sản phẩm. Nó có thể chịu được áp lực và lực vặn xoắn cực lớn mà không bị phá vỡ cấu trúc bền vững bên trong. Điều này hoàn toàn thích hợp với những công trình đòi hỏi sự chịu lực cao, trọng tải lớn.
Hơn nữa, sản phẩm khá bền, người dùng ít khi phải sửa chữa, bảo dưỡng nên chi phí thấp. Công việc lau chùi, vệ sinh cửa và kính cũng khá dễ dàng.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm mà sản phẩm mang lại, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như một số sản phẩm hiện nay sử dụng phương pháp bắt vít ở các góc thanh nhôm, nếu tiếp xúc nhiều với nước mưa hay các tác động từ thời tiết sẽ dễ gây ra sự hoen rỉ, oxi hóa ở vị trí đinh vít đó.
Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm cửa nhôm kính khắc phục được nhược điểm này bằng cách sử dụng phương pháp bắt góc bằng máy dập góc. Điều này hạn chế được sự hoen rỉ ở các góc của sản phẩm và tạo nên sự bền vững lâu dài cho sản phẩm nhưng giá của nó lại cao hơn do đây là công nghệ cao, đòi hỏi chi phí lớn.